FSC - sự phát triển đi cùng trách nhiệm.
Xin chào các bạn,
Vinamdf trở lại với chủ đề tuy cũ mà mới với hầu hết các doanh nghiệp gỗ vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay. Đối với mấy ông lớn thì chắc cũng không lạ gì do chứng chỉ này hầu hết được các khách hàng lớn trên thế giới áp dụng.
Cùng nhau tìm hiểu FSC là gì nhé
FSC là gì?
FSC là viết tắt của Forest Stewardship Council (Hội đồng quản lý rừng thế giới), hội này nghĩ ra cái chứng nhận mang tên họ còn gọi là FSC Certificate.
Mô hình: phi chính phủ, phi lợi nhuận
Năm thành lập: 1993
Thành lập tại: Toronto, Canada
Trụ sở: Born, Đức
Số thành viên: 850 thành viên tại 50 quốc gia
Mục đích: đảm bảo tiêu chí về phát triển bền vững cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).
Nói ngắn gọn thì tổ chức này sinh ra để quản lý từ việc trồng và khai thác rừng sao cho hiệu quả, hợp lý, đảm bảo cân bằng yếu tố khai thác kinh tế của chủ rừng và yếu tố môi trường cũng như lợi ích của các bên liên quan. - Đấy người ta văn mình thế đấy, giờ mà còn làm cho nhiều tiền rồi mua gỗ nhóm I nhờ phá rừng mới có về ngồi uống rượu gấu rượu hổ là thành đi chậm với tiến bộ loài người rồi.
Tai sao FSC có sức ảnh hưởng lớn đến thế?
Chỉ cần nhìn danh sách mấy ông bạn của ông FSC dưới đây là chúng ta có thể hiểu ra phần nào rồi:
FSC có mối liên kết, hợp tác chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ khác như Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên WWF, Tổ chức Hòa bình xanh Greenpeace, Oxfam…
Hầu hết những tổ chức này đều vì môi trường sống, chống lại sự phá hoại môi trường, thứ đang nuôi sống mỗi chúng ta hằng ngày, quan trọng hơn cơm vì không có không khí sạch chắc chắn là chết sớm, còn ko có cơm thì ta ăn...gạo luộc..
Chúng ta có thể thấy, không chỉ riêng ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới, có rất nhiều những kẻ trục lợi từ rừng, khai thác rừng trái phép, săn bắn trái phép, khai khoáng trái phép làm ảnh hưởng từng ngày tới môi trường sống của chúng ta. Nhiệt độ trái đất ngày một nóng lê, hàng năm có vô vàn tấn băng tan ra do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Hãy hình dung một ngày nào đó băng ở Nam Cực mà tan hết, theo ước tính của các nhà khoa học (nguồn wikipedia) 40% diện tích mặt đất sẽ chìm trong nước, mực nước biển sẽ dâng lên 66m sau 1 đêm đủ nhấn chìm toàn bộ New York, 69% nước ngọt sẽ bị hòa vào đại dương biến thành nước mặn, như vậy thì chắc là tốn tiền mua máy lọc nước lắm đây.
Như vậy, FSC có sức ảnh hưởng vì nó là tinh hoa của nhân loại, là nơi những con người biết suy nghĩ dài hạn cho môi sinh con người tập hợp lại để giúp chúng ta bảo vệ những tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống đặc biệt là rừng, lá phổi của trái đất.
Chứng nhận FSC gồm những gì?
Quy tắc của FSC đưa ra gồm 10 nguyên tắc và tận 56 tiêu chí:
10 nguyên tắc chính mà FSC áp dụng
- Nguyên tắc 1: Tuân thủ theo pháp luật và các nguyên tắc nội bộ của FSC.
- Nguyên tắc 2: Quyền và trách nhiệm đối với với việc sử dụng và sở hữu.
- Nguyên tắc 3: Quyền của người bản xứ.
- Nguyên tắc 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của người lao động.
- Nguyên tắc 5: Các lợi ích từ rừng.
- Nguyên tắc 6: Tác động về môi trường.
- Nguyên tắc 7: Kế hoạch quản lý.
- Nguyên tắc 8: Giám sát và đánh giá.
- Nguyên tắc 9: Duy trì các khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
- Nguyên tắc 10: Các khu rừng trồng
56 tiêu chí thì dài quá bạn nào muốn tìm hiểu thì liên hệ Vinamdf để được tư vấn thêm nhé.
Có 3 loại chứng nhận FSC:
- FSC-FM (FSC Forest Management) Certificate: Chứng nhận Quản lý rừng. Được cấp cho một khu rừng hoặc các khu rừng xác định. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế theo yêu cầu của FSC. Muốn có cái này phài xin từ trước khi trồng mới được chứ nhà bạn nào có mấy cây chuối tới vụ thu hoạch mới tới xin là không được nha.
- FSC-CoC (FSC-Chain of Custody) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm. Cấp cho các tổ chức đã chứng minh được các sản phẩm gỗ có nguồn gốc được chứng nhận. Thường được cấp cho các đơn vị sản xuất thương mại mua lại gỗ của đơn vị có FSC-FM.
- FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate: Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm/Đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.
Lấy giấy chứng nhận FSC có khó không?
Dễ mà khó, khó mà dễ, nói tóm lại là do nó là tổ chức quốc tế, ủy quyền cho mấy đơn vị tại địa phương có thể kiểm tra và chứng nhận nên thủ tục nó có hơi dài dòng và lằng nhằng, theo quan sát cá nhân thì hầu hết các doanh nghiệp kể từ khi đăng ký tới khi hoàn tất mất khoảng 2-3 tháng với chi phí tùy thuộc vào quy mô, sản lượng, doanh thu của đơn vị tham gia.
Chứng nhận FSC được cấp có giá trị 5 năm, tuy nhiên mỗi năm là các bác FSC lại xuống kiểm tra 1 lần coi có tuân thủ đúng quy trình của bển không, nếu mọi thứ vẫn ổn thì xác nhận cho một cái là lại chạy bình thường.
Vinamdf tự hào là một trong những doanh nghiệp triển khai FSC
Mua ván MDF FSC, Ván ép FSC ở đâu?
Vinamdf
Còn đâu nữa không?
Lại là Vinamdf, và các tổ chức có chứng nhận FSC trên toàn thế giới.
Làm sao để biết ván FSC có đúng đạt tiêu chuẩn FSC hay không?
Quá dễ, hãy liên hệ 0901.20.30.98, mua hàng và để Vinamdf tư vấn cho các bạn cụ thể về hồ sơ của FSC.
Vinamdf
Shin,
PS: Nội dung bài viết hoàn toàn được viết dựa trên hiểu biết của đội ngũ chuyên gia của Vinamdf và tham khảo qua Wikipedia, và các trang website chính thống của FSC. Bạn nào có nhu cầu copy thông tin vui lòng để lại nguồn tại mỗi bài hoặc mỗi trích dẫn liên quan. Hãy sống đẹp!!! Thân ái!
- Những cách ghép mặt veneer (28.07.2017)
- So sánh MDF E1 và CARB P2 (31.05.2017)
- Tiêu chuẩn TSCA Title VI (Toxic Substances Control Act) (14.08.2017)
- Phân biệt HDF và MDF lõi xanh (MDF HMR) (16.08.2016)
- Đôi nét về MDF E1 (31.05.2017)
- Tổng hợp tên tiếng Anh các loại gỗ (08.03.2017)
- MDF E2, MDF CARB P2 (24.11.2016)
- Veneer là gì? (13.09.2016)
- Tên tiếng anh các loại gỗ (08.09.2016)
- So sánh CARB P2 và E2 (16.08.2016)