Tại sao ván ép CARB P2 Poplar phải nhập khẩu?
Trên thị trường khoảng chục năm trở lại đây, hầu hết các doanh nghiệp đang sử dụng một chủng loại Ván ép CARB P2 Poplar hay còn gọi là Ván ép Bạch Dương dùng trong nội thất với chất lượng rất tốt và giá thành hợp lý, lại dễ ứng dụng trong sản xuất, và cũng không xa lạ khi người ta gọi nó với cái tên Ván ép Trung Quốc.
Tại sao lại chỉ có Trung Quốc mới làm ra sản phẩm như vậy? Đặc tính cơ lý của nó là gì? Tại sao lại được ưa chuộng và liệu có nguyên liệu nào của Việt Nam thay thế được hay không? Chúng ta hãy cùng đến loạt bài về Ván ép Trung Quốc để cùng hiểu sâu hơn về sản phẩm này.
1. Hiểu về Ván ép Trung Quốc - Ván ép poplar
Ván ép Trung Quốc hay còn gọi là ván ép Bạch Dương, Ván ép poplar, Ván ép gỗ Dương được sản xuất chủ yếu ở Linyi, Shandong và một số tỉnh lân cận phía Đông Trung Quốc.
- Kết cấu lõi: Cây Bạch Dương
- Mặt: Bạch Dương tẩy trắng
- Keo: E0 - CARB P2 - EPA TSCA Title VI
- Ưu diểm: Nhẹ, sau khi chịu lực ép thì có độ lún cao nhưng đảm bảo độ xốp của ván, dễ kiểm soát độ ẩm, ít biến dạng, hạn chế mối mọt...
- Nhược điểm: gần như không có đối với ngành nội thất.
2. Tại sao ván ép bạch dương CARB P2 được ưa chuộng ngành gỗ nội thất Việt Nam?
Với những đặc tính, ưu điểm như trên chắc chúng ta không thấy lạ gì khi nó được ưa chuộng, nhưng đặc biệt một điều là với chất lượng tốt như vậy nhưng giá thành lại hết sức hợp lý cho sản xuất. Lý do vì sao?
Trên thực tế, từ trước khi sản xuất được ván ép bạch dương CARB P2 thì Vinamdf cũng là một trong nhưng đơn vị tiên phong trong việc nhập khẩu ván ép plywood CARB P2 từ Trung Quốc. Đối với những doanh nghiệp hoặc cá nhân không ưa xuất xứ này thì có lẽ chúng ta sẽ thấy có điều gì đó không hợp lý vì tại sao Việt Nam mình không thiếu cây gỗ mà lại phải nhập từ Trung Quốc thì Vinamdf cũng thành thật lấy làm tiếc và hy vọng các bạn có thể đọc thêm phía dưới đây để hiểu nguồn cơn.
* Thứ 1. Cây poplar là cây xứ lạnh và đặc biệt phát triển ở Trung Quốc phần giáp biên giới với Nga, cho nên cả TQ và Nga đều phát triển 2 loại cây là gỗ Hoa (Birch) cùng Bạch Dương (poplar).
Cây poplar cho năng suất cao, dễ trồng, ít sâu bệnh, dễ thu hoạch, đặc biệt là rất dễ xử lý trong quá trình sản xuất. Như vậy, nguồn nguyên liệu đã là thế mạnh lớn rồi.
* Thứ 2. Cây gỗ bạch dương rất nhẹ, xốp, khi ứng dụng sản xuất ván ép thì không có biến dạng mo, xoắn, cong vặn thớ nhiều, khiến cho tấm ván thành phẩm rất đẹp, khi sản xuất ra đồ nội thất thì nhẹ dễ vận chuyển, giảm được chi phí xuất nhập khẩu khi mà mỗi container hàng đều bị giới hạn số trọng tải, và giá thành cũng dựa trên trọng tải của container.
* Thứ 3. Kỹ thuật sản xuất và kỹ năng quản lý của DN sản xuất ván ép tại TQ phải nói là rất tốt, tỉ lệ hao hụt thấp, quản lý công nhân tốt, tay nghề công nhân làm được sản lượng cao, máy móc chế tạo hiệu quả, giá rẻ, vốn vay cho doanh nghiệp sản xuất hợp lý. Tất cả những yếu tố này khiến cho một tấm ván ép bạch dương khi nhập khẩu vào Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với việc dùng cây gỗ của Việt Nam và sản xuất ra hàng có chất lượng tương đương.
* Thứ 4. Cho dù chúng ta có sản xuất được tấm lõi ván ép thì bề mặt bạch dương đã được ưa chuộng bởi độ sáng, mịn, ít nứt tét chúng ta bắt buộc phải nhập khẩu từ TQ về chứ ở Việt Nam chúng ta không thể trồng được loại cây này. Và chính sách của phía TQ cũng không cho xuất khẩu sản lượng lớn bề mặt bạch dương qua Việt Nam, đồng thời họ cũng sẽ bán ghép cả hàng xấu pha cùng hàng đẹp khiến cho chi phí sản xuất hàng 2 mặt đẹp trở nên cao hơn cho DN Việt Nam.
* Thứ 5. TQ là nước gia công sản xuất hàng đầu trên thế giới nên mức độ cạnh tranh nội tại giữa các doanh nghiệp ván ép của họ cũng rất lớn, áp lực cải tiến chất lượng và hạ giá thành là rất cao nên dễ dàng nâng tầm được sản phẩm trong ngành.
So sơ có vài ý triển khai nhanh thì chúng ta có thể hiểu được tại sao ván ép poplar nhập khẩu TQ lại được ưa chuộng như vậy.
3. Việt Nam có sản phẩm nào thay thế được không? Và làm thế nào để cạnh tranh?
Trên thực tế, câu hỏi này Vinamdf luôn đặt ra kể từ khi nhà sáng lập của công ty nhìn thấy những tấm ván ép bạch dương CARB P2 đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam.
Và để trả lời cho câu hỏi này Vinamdf xin nói là : Có, đã có và sẽ rất cạnh tranh.
Bằng sự nghiên cứu tỉ mỉ về vật liệu thay thế, Vinamdf đã đưa ra một sản phẩm với chất lượng tương đương với ván ép làm từ cây gỗ poplar với đặc tính: Nhẹ, bền, ít biến dạng, đẹp.
Sản phẩm ván ép bạch dương của người Việt, nguyên liệu của người Việt sản xuất, và chất lượng xứng tầm quốc tế đã và đang được triển khai bán từ đầu năm 2021 tại tất cả các đại lý trong hệ thống của Vinamdf.
Ưu điểm vượt trội: Cốt sử dụng nguyên liệu tiêu chuẩn A,B, tỉ lệ B thấp và được xử lý vá cốt, may ghép mí khiến cho tấm ván hầu như không có lỗ sau khi cắt.
Vật liệu thay thế từ gỗ rừng trồng của Việt Nam được các khách hàng từ Mỹ và châu Âu rất ưa chuộng, đồng thời loại cây này hoàn toàn không phải là món ăn ưa thích của mọt giống như cây cao su.
Và đặc biệt: Giá thành hết sức hợp lý, và sẽ cạnh tranh hơn nhiều hàng nhập khẩu trong tương lai gần.
Nếu quý anh chị cần tìm hiểu thêm về ván ép bạch dương Việt Nam của Vinamdf hãy liên hệ ngay 0901.20.30.98 (VI,EN)- 0936.001.141 (VI,EN,FR) để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc.
Xin chân thành cảm ơn các quý vị độc giả là nhà nghiên cứu, khách hàng yêu nghề, và những học sinh sinh viên ngành gỗ đã luôn đồng hành, chia sẻ cùng Vinamdf trong thời gian qua, những đóng góp và chia sẻ từ quý vị luôn giúp Vinamdf có nhiều động lực hơn để nghiên cứu phát triển và "Nâng tầm gỗ Việt".
PS: Bài viết 100% dựa trên hiểu biết và thảo luận của đội ngũ chuyên gia Vinamdf, mọi trích dẫn, copy yêu cầu nêu rõ nguồn. Xin chân thành cảm ơn!
Shin
Vinamdf.com
- Sơn UV - Công nghệ sơn lót hoàn hảo (17.08.2020)
- FSC Sự phát triển đi cùng trách nhiệm (19.02.2020)
- Những cách ghép mặt veneer (28.07.2017)
- So sánh MDF E1 và CARB P2 (31.05.2017)
- Tiêu chuẩn TSCA Title VI (Toxic Substances Control Act) (14.08.2017)
- Phân biệt HDF và MDF lõi xanh (MDF HMR) (16.08.2016)
- Đôi nét về MDF E1 (31.05.2017)
- Tổng hợp tên tiếng Anh các loại gỗ (08.03.2017)
- MDF E2, MDF CARB P2 (24.11.2016)
- Veneer là gì? (13.09.2016)