Đất nước chúng ta được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc, đất đai màu mỡ phì nhiêu. Từ ngàn đời nay nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp trong đó có ngành Mộc với nhiều mẫu mã đa dạng, chạm khắc tinh xảo làm nên nét đẹp của ngành nghệ thuật nội thất phương Đông.
Ngày nay, khi ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của con người ngày một cao hơn, ngành gỗ Việt Nam dần có những bước tiến lớn hơn trong việc sử dụng nguyên liệu gỗ làm đồ gỗ nội thất; thay vì sử dụng gỗ tự nhiên từ rừng nguyên sinh chúng ta đã dần chuyển sang sử dụng veneer vân gỗ để sản xuất đồ gỗ nội thất. Đây là một sự thay đổi mang tính chất cách mạng cho ngành gỗ của cả thế giới giúp con người có thể vừa sử dụng được những sản phẩm bắt mắt, mang hoi hướng tự nhiên trong nhà đồng thời cũng góp phần vào bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.
Tại sao sản xuất đồ gỗ từ veneer lại có nhiều ý nghĩa như vậy? Veneer là gì? Veneer được tạo ra như thế nào?
Hôm nay, Vinamdf xin gửi tới các bạn một số kiến thức cơ bản về sản phẩm mang tính chất cách mạng của ngành gỗ này.
Để hiểu rõ hơn chúng ta đi từ khái niệm gỗ tự nhiên và gỗ veneer:
I. Gỗ tự nhiên và gỗ veneer
1. Gỗ tự nhiên:
Là gỗ được cưa xẻ từ cây gỗ thông thường như gỗ cao su, gỗ Mít, gỗ Xoan, gỗ Sồi, gỗ ash hay Tần Bì, gỗ Giàng Hương, gỗ Trắc, gỗ Căm xe...
Là người Việt Nam chắc không ai còn xa lạ với những bộ sập gụ, tủ chè, hay đồ Đồng kỵ nổi tiếng từ xa xưa là những sản phẩm được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên.
- Ưu điểm: Chắc chắn, bền, đẹp, vân tự nhiên, có giá trị kinh tế cao, đối với những loại gỗ quý như Trắc, Lim, Gõ đỏ, Cẩm Lai, Sến, Táu thì giá trị của đồ gỗ từ những sản phẩm này càng ngày càng tăng do mức độ khan hiếm càng lớn.
- Nhược điểm: Giá thành rất cao, hay bị mối mọt, cong vênh, nứt toác nếu không có quy trình ngâm tẩm sấy tốt, ngoài ra còn tác động lớn tới việc hủy hoại môi trường sinh thái.
2. Gỗ veneer
Chính là gỗ tự nhiên nhưng được lạng mỏng để lấy "Vân Gỗ" sau đó dán những lớp "Ván Lạng" này lên bề mặt các sản phẩm gỗ công nghiệp như MDF, PB (Okal), Ván ép.
- Ưu điểm: Do được dán lên trên bề mặt của ván công nghiệp dựa vào quy trình sản xuất hiện đại nên gỗ dán veneer khắc phục được toàn bộ những nhược điểm của gỗ tự nhiên, không bị cong vênh, mối mọt, giá thành thấp, có thể tùy biến đảo vân, đảo chiều trang trí vân chéo, vân ngang, vân bông, vân sọc tùy theo sở thích giúp cho sản phẩm đa dạng hơn.
- Nhược điểm: Độ bền không cao, do được dán lên bề mặt gỗ công nghiệp bằng keo cho nên sản phẩm thường có tuổi đời từ 5-10 năm, sản phẩm bị mất giá theo thời gian. Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế phát triển như hiện nay, con người tập trung chủ yếu vào chất lượng sử dụng thay vì chất lượng bảo tồn thì những sản phẩm từ veneer mạng lại cho người sử dụng tất cả những giá trị hoàn hảo nhất như giá thành rẻ, đẹp, sang trọng, bảo vệ môi trường.
II. Tại sao veneer lại được ứng dụng rộng rãi?
Chúng ta vừa nhắc tới việc sử dụng veneer giúp hạn chế nạn chặt phá rừng, bảo vệ môi trường. Tại sao lại nói vậy, Vinamdf xin được gửi tới các bạn bảng định lượng sơ lược như sau:
Loại gỗ |
Số lượng |
Phôi |
Thành phẩm |
Gỗ tự nhiên |
0.3m x 0.2m x 2.5m (dày x rộng x dài) |
0.15m3 gỗ |
1 chiếc bàn |
Gỗ veneer |
0.3m x 0.2m x 2.5m (dày x rộng x dài) |
2000 - 3000 m2 gỗ veneer 0.3mm |
208 chiếc bàn |
Trên đây, Vinamdf lấy một ví dụ đơn giản mang tính tương đối nếu chúng ta sử dụng số veneer tương ứng 0.15m3 gỗ tự nhiên đem dán lên ván MDF 17mm CARB P2 và làm 1 chiếc bàn hoàn chỉnh, chúng ta có thể thấy ứng dụng của gỗ veneer thật sự mang lại giá trị tuyệt vời cho ngành gỗ trong việc hạ giá thành sản xuất cũng như có giá trị to lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
III. Có bao nhiêu loại gỗ Veneer?
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngoài việc sản xuất veneer gỗ tự nhiên bằng cách bóc tách, lạng gỗ rừng trồng thì hiện nay chúng ta đã sản xuất được veneer nhân tạo cho chất lượng không thua kém gì veneer tự nhiên, vậy chúng ta tạm chia veneer ra thành 2 mảng:
1. Veneer gỗ tự nhiên: Sản phẩm được lạng từ gỗ tự nhiên, vân tự nhiên: Veneer tự nhiên được chia làm hai loại (vân sọc và vân bông hay vân núi)
Các loại veneer hiện có ở Vinamdf:
- Veneer ASH
2. Veneer nhân tạo: Cũng là sản phẩm từ gỗ tự nhiên tuy nhiên được lạng nhỏ thành sợi, vân và màu được máy tính phối ghép. Vinamdf sẽ có một bài viết chuyên sâu hơn về Veneer nhân tạo để các bạn hiểu rõ hơn về loại hình veneer này.
IV. Một vài loại vân gỗ veneer thông dụng
Thị trường gỗ công nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào một vài loại gỗ như : Oak (sồi), Ash (tần bì), Acacia (tràm), Okume, Walnut (óc chó)...
Một miếng veneer được sản xuất từ gỗ ASH – xuất xứ USA
Veneer sồi – xuất xứ USA
Veneer gỗ Beach (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer gỗ Mapple (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer Tràm (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer gỗ Xoan đào (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer Cao Su (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer gỗ Cherry (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer Thông (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Veneer Walnut (Gỗ óc chó) (vật liệu dán vật liệu nền có thể là mdf, gỗ ghép thanh)
Nguồn: Vinamdf.com
- Phân biệt HDF và MDF lõi xanh (MDF HMR) (16.08.2016)
- Tên tiếng anh các loại gỗ (08.09.2016)
- So sánh CARB P2 và E2 (16.08.2016)
- Quy trình sản xuất MDF (21.07.2016)